Suy tàn Công_quốc_Benevento

Cáo thị tới Zaccaria, tranh tường trong nhà thờ Santa Sofia (cuối thế kỷ 8-đầu thế kỷ 9)

Mặc dù có sự thù địch không ngừng về chủ quyền của người Frank, vào thế kỷ sau Benevento dần cường thịnh hẳn lên, áp đặt khoản cống nạp lên Napoli và tiến chiếm Amalfi dưới thời Công tước Sicard. Về sau ông bị những kẻ mưu phản giết chết làm bùng lên một cuộc nội chiến. Họ hàng của Sicard là Siconulf tự xưng là thân vương ở Salerno trong khi phái người ám sát Radelchis vừa được tôn làm công tước ở Benevento. Điều này kết thúc với việc phân chia công quốc theo lệnh của Hoàng đế Louis II ra thành hai thân vương quốc riêng biệt: Benevento (với Molise và Apulia phía bắc đến Taranto) và Thân vương quốc Salerno. Một số gastaldbá tước địa phương như ở Capua đã hưởng lợi từ tình hình hỗn loạn và tuyên bố độc lập.

Cuộc khủng hoảng càng trầm trọng thêm bởi sự khởi đầu từ những đợt tàn phá của người Saracen, người Saracen đầu tiên được mời gọi dưới thời Radelchis và sau đó là Siconulf trong cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ của họ. Thường xuyên bị các nhà lãnh đạo Kitô giáo thù nghịch xúi giục, người Saracen đã cướp phá Napoli, Salerno và cả Benevento.[3] Thuộc địa Saracen ở miền nam Lazio đã bị loại bỏ duy nhất vào năm 915, sau trận Garigliano. Cùng lúc ấy Đế quốc Đông La Mã đã tái chiếm một phần lớn miền nam nước Ý, bắt đầu từ Bari, mà họ lấy lại từ tay người Saracen vào năm 876, rồi cuối cùng đưa thema của họ đặt dưới quyền strategos thành một Catapanate của Ý vào năm 999, tiếp tục giảm bớt quyền lực đã quá suy yếu của Benevento.

Năm 899, Atenulf I xứ Capua đã xâm chiếm Benevento và thống nhất cả hai công quốc. Ông tuyên bố chúng không thể tách rời và giới thiệu nguyên tắc đồng cai trị, theo đó người con trai sẽ liên hợp với cha chúng, một nguyên tắc đã sớm được Salerno vay mượn. Tuy nhiên, tất cả tiểu quốc Langobardia đều được thống nhất lần cuối cùng dưới thời Công tước Pandulf Đầu sắt, và cũng là thân vương Salerno vào năm 978. Ông đã thành công khi biến Benevento thành một tổng giáo phận vào năm 969. Trước khi qua đời vào tháng 3 năm 981, ông còn được Hoàng đế Otto I ban cho danh hiệu Công tước xứ Spoleto. Thế nhưng ông lại chia nó cho hai người con: Landulf IV nhận Benevento-Capua và Pandulf II nhận Salerno. Ngay sau đó, Benevento đã bị tước đi một lần nữa khi Pandulf, đứa cháu của Đầu sắt nổi loạn đòi một phần thừa kế của riêng mình.

Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 11 đã chứng kiến Benevento suy yếu dần đến mức lãnh địa còn nhỏ hơn cả những công quốc anh em của nó là Salerno hoặc Capua. Khoảng năm 1000, Benevento vẫn bao gồm 34 quận riêng biệt. Năm 1022, Hoàng đế La Mã Thần thánh Henry II đã xua quân chinh phục cả Capua và Benevento, nhưng đành trở về Đức sau thất bại trong cuộc vây hãm Troia. Người Norman đã đến ở Mezzogiorno trong những năm qua và Benevento, mãi sau mới công nhận quyền bá chủ của Giáo hoàng dù chỉ là một đồng minh nửa vời. Công tước Benevento vẫn có đủ uy tín để cho con trai ông là Atenulf vay mượn tiền bạc để lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Norman-Lombard ở Apulia, nhưng Atenulf đã bỏ mặc người Norman và Benevento đánh mất những gì còn lại từ ảnh hưởng đó.

Nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Norman ở miền nam là Robert Guiscard đã mang quân đánh chiếm Benevento vào năm 1053. Ông giao lại nó cho vị bá chủ trên danh nghĩa của mình là Giáo hoàng, rồi một loạt người Lombard thứ yếu đã được Giáo hoàng bổ nhiệm vào vị trí này cho đến khi ông trao lại nó cho Guiscard vào năm 1078. Rồi cuối cùng cũng trả lại cho Giáo hoàng vào năm 1081, dù nhỏ nhưng thành phố vẫn còn là một thân vương quốc lớn vẫn quyết định đến việc cai quản các vấn đề Nam Ý cho các thế hệ mai sau. Chẳng có vị công tước hoặc thân vương nào được chỉ định sau đó.

Năm 1806, Napoleon sau khi chiếm Benevento đã phong cho Charles Maurice de Talleyrand nổi tiếng làm thân vương. Talleyrand giữ danh hiệu này cho đến năm 1815 và rất có tài năng trong việc quản lý công quốc bên cạnh các nhiệm vụ khác của ông.[4] Benevento về sau bị Joachim Murat tái chiếm vào tháng 2 năm 1814 và đến Hội nghị Vienna thì mới trả lại cho Giáo hoàng.